Dấu Hiệu và Phòng Ngừa Bệnh

Cúm A: Nguồn lây, triệu chứng, và điều trị như thế nào?

Cúm A là một loại cúm mùa có những biểu hiện tương tự như những cúm khác. Nhưng nếu không được điều trị dứt điểm có thể biến chứng nguy hiểm.

Cúm A là gì?

Cúm A là một dạng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm mùa gây ra, virus đó có thể là A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9. Với khả năng dễ lây lan từ người sang người.

Nhìn chung, bệnh cúm A có thể tự hết ở những người có sức đề kháng khỏe mạnh, giai đoạn đầu nó sẽ tạo cho người bệnh cảm giác mệt mỏi, hơi cay mắt, sổ mũi, ho,…Ở một vài người chỉ cần uống thuốc có thể hết, nhưng với người có sức đề kháng yếu, bệnh nền ở người cao tuổi thì cần có kế hoạch chăm sóc để hạn chế biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Virus cúm A thường xuất hiện theo đợt mùa, thường sẽ là Đông Xuân, và thường sẽ phân thành các chủng mới không giống mùa trước. Nên cách tốt nhất để đề phòng là tiêm chủng vắc xin phòng cúm.

Cúm A - ảnh 1

Nhận diện các chủng loại cúm A

  • Cúm A/H1N1: Được gọi là virus “cúm lợn” tức có nguồn gốc từ lợn. Và  có thể gây viêm phổi nặng, bội nhiễm, suy đa tạng hoặc thậm chí là tử vong. Khả năng lây lan từ người sang người trong khoảng từ 1-7 ngày sau khi người bệnh có triệu chứng. Và được khuyến cáo điều trị sau 5 ngày phát bệnh.
  • Cúm A/H5N1: Là một dạng cúm gia cầm do virus kí sinh  ở ruột gia cầm như gà, vịt, chim di cư. Virus này lây nhiễm qua người thông qua việc tiếp xúc bất kì bộ phận nào của gia cầm như phân, lông, hoặc ăn phải thịt gia cầm bị bệnh,…
  • Cúm A/H3N2: Cúm A/H3N2 hiện là một rong bốn loại cúm màu nguy hiểm nhất, người bệnh sẽ không nguy hiểm đến tính mạng vì cúm nhưng sẽ tử vong vì biến chứng của cúm. Virus cúm A/H3N2 là chủng khá phổ biến, thường xảy ra ở các đợt cúm mùa quanh năm. Cúm này thường ủ bệnh trong 2 ngày với các triệu chứng tương tự như các loại cúm khác,
  • Cúm A/H7N9:  Là một biến chủng khác của Cúm A, thường tìm thấy ở chim, và thủy cầm. Đây là một chủng có nồng độ độc cao, tiềm ẩn nguy cơ gây đại dịch cao. Tương tự các loại cúm A khác, cúm A/H7N9 thường ủ bệnh trong 1-4 ngày và thời gian lây truyền bệnh từ 1-2 ngày trước khi khởi phát triệu chứng và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng. 

Tìm hiểu triệu chứng cúm A

Sau khi nhiễm virus cúm A, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện như rét run, nhức đầu, sốt nhẹ, choáng, buồn nôn, mệt mỏi, sổ mũi, hắt hơi, rát họng,…Sau đó có khi đột ngột sốt đến 39-40 độ C.

Ở trẻ nhỏ và người có bệnh mạn tính sẽ kèm theo các triệu chứng về bội nhiễm vi khuẩn dẫn đến viêm mũi họng cấp, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản phổi,…

Cúm A - ảnh 2

Rất khó để có thể phân biệt được nhiễm virus Cúm A với các nhiễm virus khác, nhưng nếu bạn sốt cao kéo dài thì khả năng cúm A cao. Nếu các triệu chứng trên kéo dài mà không cải thiện sau khi uống thuốc thì nên đến thăm khám với Bác sĩ kịp thời. Vì ở người già và trẻ em, phụ nữ mang thai có thể dẫn đến tử vong.

Đa số trường hợp cúm nói chung chỉ điều trị triệu chứng, hạ sốt, bổ sung vitamin… và tự hồi phục.

Như vậy, nguồn lây của virus cúm A từ đâu?

Virus cúm A thường lây lan trên động vật như gà, chim, lợn, động vật có vú,… và có thể nhanh chóng lây sang người. Virus chủng A/H7N9 và A/H5N1 thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây sang người và tạo thành dịch bệnh. 

Tốc độ lây bệnh của Cúm A rất nhanh, có thể lây từ người sang người khi chỉ mới tiếp xúc thông qua dịch tiết đường hô hấp từ khoảng cách 2m. Các chuyên gia, bác sĩ cho rằng virus cúm A phát tán chủ yếu bởi các phân tử nước khi người bệnh hắt hơi, ho, những giọt nước bắn vào không khí, sau đó vô tình rơi vào miệng, mũi của những người xung quanh.

Cúm A - ảnh 3

Như vậy, nếu bạn đang chăm sóc người bệnh Cúm A hoặc đang có triệu chứng, bạn nên đeo khẩu trang, vệ sinh tay nhiều lần và hạn chế tiếp xúc quá gần người bệnh.

Biến chứng cúm A 

Ở một vài người chỉ cần uống thuốc có thể hết, nhưng với người có sức đề kháng yếu, bệnh nền ở người cao tuổi thì cần có kế hoạch chăm sóc để hạn chế biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Với người già và trẻ em thì có thể biến chứng viêm phổi. Ngoài ra, bệnh còn gây viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu và một số triệu chứng như sốt cao, khó thở, phủ phổi, tím tái. Với phụ nữ mang thai, nếu mắc cúm A có thể gây biến chứng viêm phổi và sẩy thai. Biến chứng nguy hiểm nhất của cúm A là phù não và tổn thương gan trầm trọng, tỷ lệ tử vong cao.

Cách phòng và điều trị

Như đã trình bày, ở mỗi giai đoạn virus sẽ có biến chủng khác nhau và sẽ khó có thể theo dõi. Cách tốt nhất là nên tiêm chủng đầy đủ ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Ngoài ra Bộ y tế khuyến cáo, người dân thực hiện:

  • Khi nhận thấy bản thân có những biểu hiện nghi ngờ cúm A cần nhanh chóng đến cơ sở y tế đi khai báo và tiến hành khám bệnh.
  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân cẩn thận, rửa tay với xà phòng, xịt khuẩn sau khi hắt hơi, ho.
  • Hạn chế tiếp xúc những nơi đông người, hoặc tiếp xúc người bệnh.
  • Vệ sinh không gian ở, nơi làm việc, xịt dung dịch xát khuẩn.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng việc tập thể dục, ăn uống đầy đủ, ngủ sớm.
  • Tiêm chủng vắc xin đầy đủ cho trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. 

Trong đó, tiêm chủng là phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm và những biến chứng của cúm, đặc biệt ở trẻ em:

  • Giảm 36% nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ.
  • Giảm 33% nguy cơ viêm đường hô hấp trên và giảm 22% viêm đường hô hấp dưới ở trẻ 2–5 tuổi.
  • Giảm 41% nguy cơ xảy ra cơn hen kịch phát ở trẻ bị hen.
  • Giảm 63% nhiễm cúm ở trẻ sơ sinh.
  • Giảm 36% bệnh hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh và bà mẹ…

Hiện nay, tại Việt Nam có 4 loại vaccine ngừa cúm:

– Vaxigrip Tetra (Pháp), 4 chủng, tiêm cho trẻ từ 6 tháng đến người già.

– Influvac Tetra (Hà Lan), 4 chủng, tiêm cho trẻ từ 3 tuổi đến người già.

– GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc), 4 chủng, tiêm cho trẻ từ 6 tháng đến người già.

– Ivacflu-S (Việt Nam), 3 chủng, tiêm cho người từ 18 – 60 tuổi.

Các loại vaccine này đều là loại bất hoạt. Nghĩa là virus cúm được tiêu diệt bằng nhiệt, hóa chất, tia xạ… sau đó tách ra lấy một phần nhỏ chứa kháng nguyên, dùng làm nguyên liệu sản xuất vaccine. Phương thức sản xuất này mang lại hiệu quả phòng bệnh cao và rất an toàn.


Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 19001851 – Bệnh viện Đa khoa Bỏ túi Dr.OH 

Fanpage: Dr.OH Bệnh Viện Đa Khoa Bỏ Túi