Tin tức
TẠI SAO NGƯỜI HÚT THUỐC LÁ HAY BỊ THÂM MÔI, VÀNG RĂNG?
Với những người hút thuốc lá lâu năm, việc bị vàng răng, thâm môi là điều khó tránh khỏi. Thói quen hút thuốc không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khi bạn hút thuốc lá, các mao mạch của bạn sẽ bị co lại, oxy cùng những chất dinh dưỡng sẽ không được bổ sung bù lại kịp thời, khiến cho các tế bào cơ thể bị lão hóa, chất cặn bã cũng sẽ không được đào thải ra ngoài.
Màu đen sạm mà bạn nhìn thấy chính là những chất bẩn và các độc tố được tích tụ ở bên trong tế bào da.
Thâm môi do hút thuốc lá được giải thích với cơ chế sau: Khi bạn hút thuốc, hơi hít vào và thở ra của bạn là những hóa chất độc hại sau: nicotine và benzopyrenes. Lúc này, để tự vệ với sự xâm nhập của chất độc hại thì tế bào melanocytes sẽ sản xuất ra nhiều sắc tố melanin hơn ở môi và nướu. Chính điều này khiến môi bạn bị thâm và càng ngày càng xỉn màu.
Nguyên nhân khác:
– Nhựa thuốc lá (hắc ín) sau nhả khói ra sẽ bám lại trên môi để lại màu thâm đen.
– Mao mạch bên dưới bề mặt môi bị vỡ.
Ngoài vấn đề thâm môi do hút thuốc lá thì các nếp nhăn trên môi về lâu dài cũng sẽ xuất hiện.
Vàng răng, sạm da cũng là một vấn đề mà người hút thuốc lá thường gặp phải. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: hắc ín có trong thuốc lá thoát ra nhờ khói thuốc cùng với lớp màng mỏng ở trên răng tiếp xúc với nhau và làm răng bị đổi màu.
Bên cạnh đó, nicotine còn khiến răng nhanh chóng hình thành mảng bám và cao răng gây tình trạng hôi miệng.
Trong khói thuốc lá ngoài hắc ín còn có chứa hàng nghìn các chất độc hại khác, không chỉ gây ra thâm môi, vàng răng hay sạm da mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như: ung thư vòm họng, ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư thực quản; các bệnh tim mạch và nguy cơ đột quỵ cao…
Cải thiện thâm môi, vàng răng do hút thuốc lá
Khi nào cần điều trị thâm môi do hút thuốc lá hay vàng răng, sạm da do khói thuốc gây ra? Bác sĩ khuyên rằng: Nếu có thể, bạn hãy bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt; đồng thời thực hiện các phương pháp giải độc cho cơ thể, đặc biệt là nhóm người sử dụng thuốc lá trong thời gian dài hay những người làm việc trong nhà máy sản xuất thuốc lá.
Thâm môi do hút thuốc lá không những làm xấu đi hình ảnh của bạn còn khiến bạn tự ti hơn trong giao tiếp hàng ngày. Sử dụng một số phương pháp tự nhiên lành tính dưới đây để cải thiện:
– Uống đủ nước và giữ ẩm môi: Đây là một phần thiết yếu trong việc lấy lại độ căng mịn cho đôi môi cũng như sắc tố môi.
– Tẩy tế bào chết trên môi thường xuyên: Tẩy tế bào chết trên môi là một phương pháp lâu dài cải thiện tình trạng thâm môi do hút thuốc lá.
– Tránh liếm môi khiến môi ngày càng khô tróc và thâm hơn.
– Làm trắng tại nhà bằng các phương pháp như: sử dụng kem đánh răng làm trắng, miếng dán trắng răng. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến nha sĩ trước khi dùng vì một số chất làm trắng răng có thể khiến răng của bạn trở nên nhạy cảm hơn.
– Sử dụng một số hỗn hợp từ thành phần tự nhiên như: hỗn hợp nước chanh và nước súc miệng giúp răng trông sáng và sạch hơn. Hỗn hợp bột nở và dâu tây theo tỷ lệ 1/4 thìa cà phê bột nở + 2 đến 3 quả dâu tây rồi đem chải răng khoảng 5 phút và súc miệng lại với nước để răng trông sáng hơn.
– Hạn chế ăn một số loại thực phẩm như: cà phê, uống coca hay rượu vang vì có thể làm quá trình đổi màu răng diễn ra nhanh hơn.
Tuy nhiên, các phương pháp trên chỉ hỗ trợ cải thiện, điều tốt nhất để giảm thâm môi vàng răng do hút thuốc lá chính là bỏ thuốc.
Theo VTV.vn
Tin khác
-
Cúm A chỉ cần ăn 4 nhóm thực phẩm này để tăng cường sức đề kháng và nhanh khỏi
Dù bất kỳ bệnh nào bạn cũng cần được chăm sóc tốt để hạn chế khả năng trở nặng và biến chứng. Cúm A cơ bản không ảnh hưởng đến người trưởng thành nhưng các triệu chứng ho, sổ mũi, cảm lạnh cũng sẽ ảnh hưởng không ít đến công việc.
-
KIẾN THỨC CHO NGƯỜI BỆNH VỀ XÉT NGHIỆM ĐƯỜNG HUYẾT
Xét nghiệm nồng độ đường trong máu (hay còn gọi là xét nghiệm đường huyết) là một loại xét nghiệm đo nồng độ một loại đường gọi là glucose có …
-
4 DẤU HIỆU CẢNH BÁO TIM MẠCH ĐANG GẶP VẤN ĐỀ
Tim mạch là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu. Vì diễn biến rất nhanh chóng khiến nhiều người không kịp trở tay. Đây là 4 dấu …